Tổng hợp các sai lầm thường gặp khi bán phòng trên kênh OTA giúp kinh doanh khách sạn hiệu quả mà bạn nên biết.
Hiện nay, hầu hết khách sạn đều kết nối với các kênh OTA để tăng cơ hội bán phòng nhiều nhất có thể. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách khai thác tối đa lợi ích của những kênh này khi kinh doanh khách sạn. Trong bài viết dưới đây, ezCloud sẽ tổng hợp những sai lầm bạn cần tránh trong chiến lược bán phòng khách sạn trên các kênh OTA.
1. OTA là gì?
Đây là khái niệm được viết tắt từ cụm từ Online Travel Agent. Nói một cách dễ hiểu, OTA là đại lý dịch vụ du lịch trực tuyến. Tại đây chuyên bán đa dạng các sản phẩm du lịch như: Khách sạn, vé máy bay, tour du lịch,… cho các đơn vị cung cấp du lịch theo hình thức online.
2. Tầm quan trọng của OTA trong kinh doanh khách sạn
2.1 Hình thức Marketing không tốn phí
Hiện nay, internet đã và đang trở thành một phần không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Dễ thấy, khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào, mọi người thường có xu hướng tìm hiểu thông tin trên internet. Thậm chí là những sản phẩm dịch vụ trọng ngành du lịch – khách sạn. Do vậy, việc hợp tác với kênh OTA trở thành xu hướng tất yếu được các khách sạn lựa chọn. Khi đó, các sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Đặc biệt là không hề tốn bất kỳ chi phí nào.
2.2 Ổn định lợi nhuận, tăng doanh thu hàng tháng
Những kênh OTA uy tín thường nhận được sự tin cậy rất lớn từ khách hàng. Tại đó luôn có một lượng lớn khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Vậy nên khi hợp tác với kênh OTA, bạn sẽ đảm bảo được sự ổn định lợi nhuận cho khách sạn. Thậm chí là tăng doanh thu hàng tháng bằng cách kết hợp bán đa dạng các dịch vụ khác. Điển hình như: spa, tổ chức sự kiện, lễ cưới, ăn uống,…
2.3 Môi trường cạnh tranh lành mạnh
Bất kể khách sạn lớn nhỏ đều có cơ hội cạnh tranh trên các kênh OTA. Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ khi đăng bán trên OTA đều được công khai giá chính xác. Khi đó khách hàng có thể dễ dàng tham khảo giá cả. Đồng thời giúp công việc nghiên cứu thị trường trở nên đơn giản hơn. Từ đó có thể tìm ra các phương hướng cạnh tranh và chiến lược phát triển tốt nhất.
3. Tổng hợp 5 sai lầm trong chiến lược bán phòng trên kênh OTA khi kinh doanh khách sạn
Dưới đây, sẽ chỉ ra những sai lầm nên tránh nếu bạn muốn bán phòng hiệu quả trên các kênh OTA:
3.1 Cập nhật phòng trống bằng cách thủ công
Hiện nay, nhiều khách sạn vẫn còn cập nhật giá và phòng trống trên các kênh OTA một cách thủ công. Đây là một công việc nhàm chán và tốn rất nhiều thời gian. Chưa kể rất dễ xảy ra những sai sót. Thay vào đó, việc sử dụng phần mềm quản lý khách sạn sẽ giúp hiệu quả công việc tăng lên đáng kể. Nổi bật nhất là hệ thống quản lý kênh phân phối (Cms).
Với hệ thống này, bạn có thể đăng giá và số phòng trống lên tất cả các kênh OTA chỉ bằng một vài click chuột. Đặc biệt, hệ thống này còn giúp khách sạn giải quyết vấn đề overbooking. Tất cả được giải quyết dễ dàng thông qua cơ chế tự động cập nhật số phòng trống. Cụ thể, mỗi khi có một booking đổ về, hệ thống sẽ tự động trừ số phòng trống hiện tại. Rồi đăng bán phòng trên tất cả các kênh OTA với số phòng trống đã được cập nhật. Khi đó bạn sẽ không còn phải lo bị kênh OTA phạt về vấn đề overbooking.
3.2 Để các mức giá khác nhau trên các kênh OTA
Rất nhiều khách sạn để các mức giá phòng khác nhau ở mỗi OTA. Một trong những lý do chính là do mức hoa hồng khác nhau giữa các OTA. Và thực tế, đây là một sai lầm lớn trong chiến lược bán phòng khách sạn.
Ngày này, nhiều kênh OTA hàng đầu bắt buộc khách sạn phải để mức giá bằng nhau trên các kênh OTA. Do đó, bạn cần nghiêm túc chấp hành quy định trên. Ngoài ra, việc giữ mức giá bằng nhau trên các kênh OTA cũng giúp tăng hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn của bạn.
3.3 Không áp dụng chiến lược giá linh hoạt
Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực năng động. Bạn sẽ thấy có những thời điểm, số lượng khách quá tải. Trong khi có những lúc không có một khách nào trong nhiều ngày. Do đó, bạn cần áp dụng chiến lược giá linh hoạt tùy vào từng thời điểm. Điều này phụ thuộc vào các báo cáo công suất phòng của khách sạn.
Ví dụ, nếu công suất phòng ít hơn 40%, bạn có thể giảm giá phòng xuống. Như vậy sẽ giúp khách sạn thu hút nhiều khách đặt phòng hơn. Ngược lại, nếu công suất phòng đạt trên 80%, hãy tăng mức giá để đạt được nhiều doanh thu hơn.
Xem thêm:
- 4 sai lầm khách sạn hay mắc phải về dịch vụ khách hàng trên OTAs
- 5 cách đơn giản giúp khách sạn giảm phụ thuộc vào các kênh OTA
3.4 Không theo dõi giá phòng của các đối thủ cạnh tranh
Đây là một sai lầm phổ biến của nhiều người khi kinh doanh khách sạn. Du khách luôn có thói quen so sánh giá giữa các khách sạn trước khi đặt phòng. Do đó, việc đặt mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh có thể sẽ khiến bạn đánh mất các khách hàng tiềm năng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần sử dụng một công cụ để theo dõi giá của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó kịp thời đưa ra các điều chỉnh về chiến lược giá. Một hệ thống quản lý kênh phân phối với tính năng theo dõi giá của đối thủ sẽ giúp bạn làm được điều này một cách dễ dàng.
3.5 Không phân tích hiệu quả của các kênh OTA
Đưa ra các quyết định mà không dựa trên các báo cáo hay phân tích hiệu quả của các kênh OTA là một trong những sai lầm lớn nhất mà các chủ khách sạn mắc phải. Các quyết định dựa trên cảm tính rất dễ dẫn đến những sai lầm. Do đó, hãy phân tích thật kỹ càng trước khi đưa ra một quyết định nào đó trong kinh doanh khách sạn trên OTA.
Trên đây là những sai lầm phổ biến mà các chủ khách sạn thường mắc phải khi kinh doanh khách sạn trên các kênh OTA. Hy vọng với những thông tin trên, các nhà quản lý sẽ áp dụng thành công trong hoạt động kinh doanh khách sạn của mình.