01/08/2023

Vì sao vùng đất Nha Trang được ví là nơi “Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ”?

Vì sao vùng đất Nha Trang được ví là nơi “Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ”?

Vùng đất Nha Trang được ví là nơi “Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ” vì 4 mặt của vùng đất Nha Trang có nước bao quanh. Hai phía Nam và Bắc của con sông Nha Trang, phía chảy vào Cửa Bé, phía chảy xuống Cửa Lớn, ôm choàng lấy vùng đất Nha Trang và phía Đông là biển Đông.

Tứ thú tụ là mượn 4 hòn núi tượng hình 4 con thú trong thành phố tụ tập lại.

- Núi Cảnh Long ở Chụt là con rồng. Núi chạy dài từ Cửa Bé ra Cầu Đá dọc theo mé biển và đến Cầu Đá núi lại chạy thẳng ra biển, nên gọi là “Thanh Long hý thủy”, nghĩa là “Rồng xanh giỡn nước”.

- Hòn Sinh Trung ở Hà Ra là con voi. Núi đứng cạnh đầm Xương Huân (xưa kia là vũng đầm – nay đã bị lấp) nên gọi là “Bạch tượng quyện hồ” nghĩa là “Voi trắng cuốn hồ”.

- Hòn Trại Thủy là con dơi. Trước núi, tại phần “đầu con dơi” có một bàu nước hình tròn như mặt trăng, nên gọi là “Ngọc bức hàm hoàn”, nghĩa là “Dơi ngọc ngậm vòng”.

- Hòn Hoa Sơn, còn gọi là Núi Một (khu ngã sáu, đường Phước Hải xưa kia, nay là đoạn đầu đường Nguyễn Trãi) là con rùa. Trên núi có ngọn cổ tháp, nên gọi là “Kim quy đới tháp”, nghĩa là “Rùa vàng đội tháp”.

 
Tượng Kim thân Phật Tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy - Nha Trang.
Bình luận của bạn
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
Vietnamese English
Được hỗ trợ bởi google Dịch